• Trang chủ
  • Công Nghệ
  • Học Hành
  • Nhân Vật Chính
  • Kiến Trúc
  • Tài Chính
  • Tử Vi

    Tủ Rack là gì? Những loại tủ rack phổ biến nhất hiện nay

    Những chiếc tủ Rack đã và đang đươc xem là giải pháp đảm bảo an toàn cao nhất cho hệ thống an ninh mạng tại nhiều công ty, sân bay, các trung tâm thương mại. Vậy, tủ rack là tủ gì, tủ rack có kích cỡ thế nào, ứng dụng ra sao? Loại tủ rack nào được ưa chuộng nhất hiện nay? Dưới đây là vài thông tin chi tiết về loại tủ rack dành cho bạn đọc quan tâm.

    Tủ Rack là gì?

    Tủ Rack nghe có vẻ không quen tai nhưng thực chất đây là tên gọi khác của Tủ mạng. Từ hệ thống công trình điện đơn giản hay phức tạp, chúng ta đều dễ bắt gặp loại tủ này.

    Tủ rack đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chứa máy chủ (Server) và các thiết bị mạng như: Switch, bộ định tuyến (Router), nguồn điện, thiết bị lưu trữ, thiết bị chống sét, thiết bị cân bằng tải, thiết bị tường lửa, dây cáp, hộp phối quang ODF… nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác nhân hóa học, vật lý, sinh học từ môi trường bên ngoài.

    Bên trong chiếc tủ rack, mọi thứ đều được sắp xếp gọn gàng, khoa học, tối ưu hóa không gian. Nhờ đó mà đường dây kết nối mạng thông tin được vận hành ổn định xuyên suốt, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

    Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất tủ rack là thép và tôn. Những chiếc tủ rack tiêu chuẩn thường có kích cỡ 19 inch, độ dày từ 1.2mm đến 1.5mm cho chất lượng vượt trội, độ chính xác cao. Còn với kích thước mỏng hơn, từ 0,8mm đến 1mm thì chất lượng không đảm bảo bằng.

    Không chỉ vậy, bên ngoài tủ rack được bao bọc bởi lớp sơn tĩnh điện. Cách làm này không chỉ giúp nâng cao tính thẫm mĩ mà sản phẩm còn lâu bền hơn theo thời gian.

    Phần lớn, các loại tủ rack không khác nhau về công dụng nhưng tùy thuộc vào không gian lắp đặt hệ thống mạng, diện tích, chiều cao căn phòng mà chúng ta lựa chọn chủng loại và kích cỡ cho phù hợp.

    Chẳng hạn, những chiếc tủ mạng có chiều cao 6U, 10U, độ sâu D400MK  sẽ có thiết kế ứng dụng treo tường cho không gian nhỏ hẹp.

    Dạo quanh các cửa hàng chuyên phân phối tủ rack, chúng ta sẽ rất dễ bối rối khi lựa chọn vì tủ rack có khá nhiều loại, từ tủ rack dùng trong nhà, tủ rack treo tường, tủ rack mở… cho đến tủ rack dùng ngoài trời.

    Những loại tủ rack nào phổ biến trên thị trường?

    Hiểu rõ nhu cầu của người sử dụng, nhà sản xuất thiết bị này đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để tung ra thị trường đa dạng mẫu mã tủ rack, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với mục đích của mình.

    Do tính chất ngành nghề  cũng như đặc thù kĩ thuật, tủ mạng (tủ rack) được phân thành 4 dòng chính như sau.

    Server Rack (tủ mạng dùng cho hệ thống chính trung tâm)

    Hay còn gọi là tủ rack dạng đứng đặt trên mặt sàn. Loại này được thiết kế có cả bánh xe và chân đế giúp thuận tiện di chuyển và điều chỉnh khi cần thiết.

    Dòng sản phẩm này thường chịu tải trọng lớn và được coi là loại tốt nhất, có thể lên đến 42U ứng dụng rất nhiều tại các điểm đặt máy trung tâm như: trạm trung tâm của nhà mạng, trung tâm điều khiển chính của công ty…

    Server Rack đáp ứng mọi yêu cầu về độ thoáng, độ cao rộng và tính chắc khỏe.

    Wallmount Rack (tủ mạng treo tường)

    Tủ mạng treo tường có thiết kế nhỏ gọn, có khung và lá thép bọc ngoài, có lỗ hahy khe giúp thoáng khí và có cả quạt tản nhiệt.

    Wallmount Rack dùng chủ yếu để chứa các thiết bị nhỏ như giám sát hay lĩnh vực viễn thông. Thiết kế này có chiều cao tối đa lên đến 22U, tuy vậy, tủ rack chiều cao từ 6U đến 12U vẫn là phổ biến hơn cả.

    Với tủ mạng treo tường, tải trọng của chúng cũng là vấn đề mà bạn nên cân nhắc lựa chọn. Thường tủ rack treo tường chịu sức nặng không quá 60 kg, mà các UPS (bộ lưu điện) là khá nặng.

    Rack treo tường có 2 dạng thiết kế tiêu chuẩn:

    Dạng tủ 1 thân: rộng 600mm, sâu 450mm hoặc 600mm.

    Dạng tủ 2 thân: rộng 600mm, sâu 550mm.

    Open Rack (tủ mạng hở)

    Loại tủ mạng này trông giống như dạng giá đỡ với bộ khung kim loại đã được phun tĩnh điện.

    Tủ mạng hở thường có chân đế với 4 trụ thẳng được bắt vít, giúp chúng ta có thể di chuyển để thay đổi độ rộng.

    Các loại máy chủ, ổ máy hay router… thường phải tháo lắp thường xuyên rất hay được sử dụng dạng tủ mạng hở này. Ưu điểm của nó là tản nhiệt tốt, dễ gắn thiết bị và phụ kiện kèm theo.

    Điểm hạn chế: dễ chứa các loại côn trùng.

    Outdoor Rack (tủ mạng lắp đặt ngoài trời)

    Loại tủ rack này thường chống chịu tốt trong mọi điều kiện thời tiết, có thể chống cháy nhẹ. Vì vậy, kết cấu của chúng được bọc tôn chắc chắn, kín các bề mặt, chỉ chìa ra một mặt cánh cửa có khóa.

    Ứng dụng: tùy từng địa hình mà chúng ta treo hay móc lên tường, cột trụ. Dùng bảo vệ cho các hộp cáp mạng viễn thông, internet là chủ yếu.

    Lựa chọn tủ Rack theo kích cỡ ra sao?

    Tủ rack có đa dạng kích cỡ, từ cỡ nhỏ cỡ vừa cho đến cỡ lớn.

    Về chiều cao, tủ rack có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng từ 1U cho đến 48U.

    Tủ rack cỡ nhỏ: dao động từ 1U đến 12U.

    Ứng dụng tại các doanh nghiệp nhỏ, văn phòng công ty… có thể dùng treo tường.

    Một số mẫu tủ Rack thích hợp treo tường có: 6U D400, 10U D500, 15U D600, 20U D800, 27U D1000…

    Tủ rack cỡ vừa: dao động từ 18U đến 32U.

    Một số các thiết bị như máy chủ, thiết bị mạng viễn thông… tại nhiều công ty, văn phòng vừa và nhỏ cũng thường được chứa trong những chiếc tủ này.

    Ưu điểm:

    Có thể di chuyển dễ dàng.

    Cách thức lắp đặt linh hoạt.

    Độ an toàn cao.

    Tủ rack cỡ lớn: dao động từ 42U đến 48U.

    Tủ rack thuộc phân khúc này được gọi là Higher U (dòng cao cấp).

    Ứng dụng chứa máy chủ và hệ thống mạng quy mô lớn, dùng chứa thiết bị âm thanh chuyên nghiệp.

    Về độ sâu của tủ rack, thấp nhất là D400 cho đến cao nhất là D1000.

    Một số mẫu tủ Rack đứng có: 36U D600, 36U D800, 36U D1000, 42U D600, 42U D800, 42U D1000.

    Thông số các loại tủ Rack bạn cần biết

    Như đã nói ở trên, tủ rack được thiết kế với chức năng chứa máy tính và toàn bộ các thiết bị khác liên quan đến công nghệ thông tin. Vì vậy, đương nhiên, mỗi loại sẽ có thông số về kích cỡ, ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chúng ta linh hoạt lựa chọn.

    Trên thị trường đang phân phối khá nhiều loại tủ rack, chiều rộng trung bình vào khoảng 600mm. Do đó, 2 yếu tố quan trọng bạn cần xem xét là chiều cao và độ sâu của tủ để có kế hoạch bố trí, lắp đặt thuận tiện.

    Chọn tủ rack có kích cỡ sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng? Mời bạn đọc tham khảo những lưu ý sau:

    Khi chúng ta nhìn thấy thông số kĩ thuật của tủ rack đi kèm sau kí hiệu U, đó chính là chiều cao định danh của sản phẩm.

    • Chiều cao của tủ rack: giúp bạn ước lượng có bao nhiêu thiết bị lắp được vào tủ, đơn vị riêng là U hoặc ru.

    1U = 1.75 inch (tương đương 4.45cm).

    Vì vậy, trước khi chọn kích cỡ tủ rack, chúng ta thường phải ước lượng được tổng chiều cao của toàn bộ các thiết bị mạng (quy ra đơn vị U) là bao nhiêu. Đa phần, các thiết bị lắp vào tủ rack sẽ có chiều cao không quá 5U (tức không quá 9 inch)

    Ví dụ: chiếc tủ rack 9U đạt chuẩn sẽ có chiều rộng 19inch (tương đương 48cm) và chiều sâu 15.75 inch (tương đương 40cm).

    • Độ rộng tủ: giúp bạn xem được không gian ở các bên của tủ rack.

    Thông thường, đối với một chiếc tủ rack có kích thước chuẩn thì phổ biến nhất là 19 inch (khoảng 600mm). Tuy nhiên, nếu chỉ cần chứa số lượng thiết bị nhỏ gọn thì chiều rộng 10 inch là đã đủ. Trường hợp đối với server lớn, chiều rộng tủ có thể phải lên đến 21 inch nhưng số lượng không nhiều.

    Trong đó, với tủ rack có chiều rộng 800mm, bạn hoàn toàn dễ dàng xếp đặt các bó dây lớn cũng như hệ thống quản lý cáp bên trong.

    • Độ sâu tủ rack: giúp bạn tính được các thiết bị lắp vào có độ dài ra sao.

    Nhìn từ bên ngoài tủ mạng thì chúng ta vẫn chưa tính chính xác được, thiết bị mạng của bạn lắp sâu đến mức nào.

    Một số yếu tố bạn cần xem xét như: độ sâu tổng thể, độ sâu tối đa, khoảng cách giá đỡ… để chọn được kích cỡ độ sâu phù hợp.

    Tùy vào từng chủng loại mà chiều sâu tủ rack được thiết kế khác nhau. Chẳng hạn:

    • Tủ rack treo tường thì độ sâu thông thường là 450mm, 550mm hay 600mm.
    • Tủ rack đứng thì có loại sâu 600mm, 800mm, 1000mm, 1200mm…

    Tải trọng: cho phép tổng khối lượng thiết bị được lắp đặt vào.

    Vừa rồi, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc tủ rack là gì cũng như phân loại một số loại tủ rack có thiết kế phổ biến nhất trên thị trường. Thông tin chi tiết về từng mẫu tủ rack, mời mọi người tham khảo thêm link dưới.

    Video thông tin tử rack là gì

    Bài viết tử rack là gì mang đến cái nhìn tổng quan cho độc giả. Mọi thắc mắc tử rack vui lòng để lại comment bên dưới.

      Bài viết hay liên quan:
    • Lãi suất tiền gửi tháng 9/2020 có xu hướng giảm
      Lãi suất tiền gửi tháng 9/2020 các ngân hàng ra sao?

      Đến nay tiền gửi ngân hàng luôn được xem là kênh đầu tư an toàn được nhiều người lựa chọn. Trong bài viết này sẽ thống kê mức lãi suất tiền gửi các ngân hàng tháng 9/2020 ở tất cả

    • Cách chọn đầu số điện thoại hợp với bạn giúp mang lại may mắn, tài lộc

      Đầu số điện thoại phù hợp với bạn không chỉ giúp thể hiện cá tính còn mang đến nhiều tài lộc, may mắn cho chủ nhân. Có nhiều đầu số điện thoại đẹp nhưng đầu số nào hợp với bản

    • Các đầu số nhà mạng 11 số đổi thành 10 số như thế nào? Khó hay dễ và cách thực hiện.

      Kể từ ngày 15/9/2018 theo quyết định của Bộ TT&TT, các thuê bao di động tại Việt nam 11 số đổi thành 10 số. Cụ thể, các đầu số đầu số 012x, 016x, 018x và 019x sẽ được chuyển sang

    • Tổng hợp tất cả các đầu số và các nhà mạng tại Việt Nam

      Các đầu số nhà mạng tại Việt nam đều được gia tăng đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người. Việc này làm cho nhiều người chưa biết rõ về các đầu số điện thoại và

    • AnTuTu là gì
      AnTuTu là gì ? [ Điểm mặt 10 điện thoại có điểm AnTuTu CAO NHẤT ]

      Nếu là tín đồ đam mê công nghệ, chắc chắn AnTuTu là cái tên không hề xa lạ với mọi người. Với AnTuTu benchmark, thật dễ dàng để bạn lựa chọn cho mình chiếc điện thoại ưng ý về hiệu

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ

© S-Hub Team @ 2020
Bản quyền của S-Hub. Mọi trích dẫn điều phải được sự đồng ý từ S-Hub.vn