Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc giúp bạn thực hiện các công việc khi vắng mặt. Giấy ủy quyền là gì? Ủy quyền như thế nào để đúng luật? Cách thực hiện ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết sau.
Để hợp pháp hóa việc thay người khác hoàn thành công việc, bạn phải có giấy ủy quyền từ người nhờ thực hiện. Tuy nhiên văn bản này có tính pháp lý nên trong quá trình thực hiện ủy quyền bạn cần lưu ý tránh gặp những trường hợp đáng tiếc.
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp người ủy quyền không có mặt tại cơ quan, đơn vị để thực hiện giải quyết công việc và phải nhờ một người khác làm thay họ. Trường hợp này, phải chứng minh người được ủy quyền đủ tư cách ký thay hoặc quyết định thay các vấn đề liên quan.
Giấy ủy quyền được giữ làm căn cứ để giải quyết khi có bất cứ tranh chấp hay sự cố xảy ra. Nó cũng giúp người được ủy quyền có thể giải quyết công việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Trong mẫu giấy ủy quyền cần phải ghi rõ quyền hạn và nghĩa vụ của người được ủy quyền cụ thể từng công việc. Vì những lý do pháp lý liên quan, giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng ở những việc có tính chất đơn giản. Phổ biến là ủy quyền của Giám đốc cho một hoặc một số cá nhân trong công ty của mình.
Giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền
- Quy định tại Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015 hoạt động ủy quyền cá nhân nhằm quản lý tài sản của cá nhân không sinh sống, hoặc đang không có mặt ở nơi cư trú.
- Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định ủy quyền trong nội bộ công ty/doanh nghiệp cần có biên bản xác nhận khối lượng công việc và phải nộp lại biên bản hoàn thành công việc.
- Điều 101 của Bộ luật dân sự năm 2015 các chủ thể là hộ gia đình, tổ chức, đoàn thể… có thể ủy quyền cho các nhân để thực hiện những giao dịch công việc thay mình.
- Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề bạn không thể trực tiếp làm mà cần phải ủy quyền lại cho người khác. Chính vì thế sự xuất hiện của giấy ủy quyền rất cần thiết. Để khỏi nhầm lẫn trong
- quá trình viết tay giấy ủy quyền, người ta thường sử dụng mẫu giấy ủy quyền có sẵn.
Các trường hợp liên quan đến mẫu giấy ủy quyền
1. Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền
Bên cạnh các các trường hợp sử dụng mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc giữa các cá nhân hay tổ chức với nhau thì trên thực tế vẫn một số trường hợp pháp lý đặc biệt trong vấn đề này. Cụ thể như sau:
- Trẻ dưới 15 tuổi, cha mẹ là người đại diện mà không cần giấy ủy quyền
- Khoản 3 Điều 138 tại bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền, người từ 5 đến 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền.
- khoản 3 Điều 213 của bộ luật dân sự 2015 về sở hữu chung vợ chồng: Vợ chồng có thể lập các mẫu biên bản xác nhận giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân
2. Các trường hợp không được ủy quyền
Trong một số trường hợp, các mẫu giấy ủy quyền không có hiệu lực thực hiện. Để tránh khỏi các tình huống như vậy, bạn cần lưu ý những trường hợp sau:
- Điều 8 Quyết định 3814 của Bộ Tư pháp về đăng ký kết hôn
- Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về ly hôn
- Khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014 công chứng di chúc
- Khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 về yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Điểm b khoản 3 Điều 15 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015 về trả lời chất vấn
- Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160 của Ngân hàng nhà nước về gửi tiền tiết kiệm.
- Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 người có quyền, lợi ích đối lập
Những lưu ý khác về mẫu giấy ủy quyền
- Giấy ủy quyền cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …
- Phạm vi ủy quyền cần thể hiện các công việc cụ thể cần thực hiện như: ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp đại học, ủy quyền nộp thuế thu nhập cá nhân, … Khi được ủy quyền thì người nhận ủy
- quyền sẽ ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan, nộp thuế cũng như chi phí đi kèm.
- Thời hạn ủy quyền nêu rõ thời gian ủy quyền là số ngày tháng cụ thể, có thể ghi đến khi hoàn thành xong công việc.
- Trong Giấy ủy quyền có thể có căn cứ hoặc không. Tuy nhiên nếu có căn cứ thì nó cần liên quan đến nội dung công việc ủy quyền.