Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản thỏa thuận giữa người bán và người mua rất cần thiết khi bất động sản đó được mang ra giao dịch. Để đảm bảo quyền lợi, bạn cần phải kiểm tra kỹ hợp đồng. Cùng tìm hiểu những điều cần chú ý khi giao dịch hợp đồng mua bán nhà đất, tránh rủi ro.
Hợp đồng mua bán nhà đất là một loại văn bản dân sự. Bên bán có nghĩa vụ giao các giấy tờ chứng thực liên quan đến quyền sử dụng đất và giao đất cho bên mua.
Bên mua có quyền và nghĩa vụ thanh toán tiền theo thỏa thuận. Phương thức giao dịch cũng do 2 bên tự thương lượng khi ký kết hợp đồng. Hợp đồng mua bán nhà đất cũng cần lập thành văn bản có chữ ký hai bên.
Hợp đồng mua bán nhà đất cần chứng thực để có thể đảm bảo được tính pháp lý. Không may có tranh chấp, khiếu kiện xảy ra thì hợp đồng này sẽ trở thành bằng chứng.
Đặc biệt là khi bạn mua đất mà có nhiều chủ sở hữu. Để đảm bảo quyền lợi và tránh mất thời gian nên lập hợp đồng cẩn thận, có sự đồng ý bằng văn bản của các bên liên quan.
Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ cả cả người mua và người bán. Do đó, cần chú ý những điều sau khi giao dịch để tránh rủi ro. Bao gồm:
Đây là điều quan trọng nhất cần chính xác tới từng thông tin. Bao gồm: Họ và tên đầy đủ, số thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân. Nhiều trường hợp do lỗi đánh máy gây ra những rắc rối.
Trong hợp đồng mua bán nhà đất phần giá tiền cũng cần chính xác tuyệt đối. Để chắc chắn không nhầm, ngoài số tiền bằng số nên ghi thêm cả số tiền bằng chữ.
Tuỳ vào thoả thuận mà bên mua thanh toán cho bên bán bằng hình thức tiền mặt hay chuyển khoản. Trả một lần hay nhiều đợt. Thời gian giao tiền…
Đặc biệt lưu ý, trong hợp đồng mua bán nhà đất tại Việt Nam không dùng ngoại tệ. Theo luật pháp điều này không được công nhận và đương nhiên dù bạn có làm hợp đồng và công chứng rồi thì cũng là vô hiệu, không có giá trị sử dụng.
Hãy tìm hiểu thông tin về bất động sản bạn đang muốn mua trước khi giao dịch bởi trong thực tế có một số bất động sản thuộc diện cấm chuyển nhượng. Hoặc nhà đất đang được quy hoạch, bị cấm xây dựng trên đất nông nghiệp….
Trong hợp đồng thường có nêu rõ các điều khoản ràng buộc cả bên bán và bên mua như thời gian bàn giao nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian giao tiền. Do đó, hãy thương lượng thật kỹ trước khi đặt bút ký.
Để đảm bảo quyền lợi hai bên, trong hợp đồng mua bán nhà đất còn có thêm điều khoản đền bù hợp đồng. Do vậy, hãy xem xét thật kỹ quyền lợi nêu ra tại điều khoản này để tránh thiệt thòi.
Trên thực tế không phải mẫu hợp đồng nào cũng đảm bảo đủ tiêu chuẩn yếu tố pháp lý hiện hành. Do đó bạn cần lưu ý 4 dạng hợp đồng mua bán nhà đất rủi ro cao như:
Tức là khi giao dịch, bên bán và bên mua tự viết ra giấy và ký với nhau và không có cơ quan tổ chức có thẩm quyền nào xác nhận. Do đó, về mặt pháp lý hiện nay thì loại hợp đồng này không được công nhận.
Chưa kể trường hợp một mảnh đất chung nhiều chủ. Nếu khi giao dịch không có được sự đồng ý của tất cả các bên thì hợp đồng trên cũng không được công nhận. Nếu kiện ra toà thì người mua vẫn là người chịu thiệt.
Còn có trường hợp ngôi nhà đang thế chấp ngân hàng. Chủ nhà sau đó không thanh toán cho ngân hàng thì cũng rất dễ bị ngân hàng thu hồi nợ.
Đặt cọc ở đây được hiểu là giữ chỗ mua nhà/đất, thường người mua sẽ cọc từ 30-50% giá trị bất động sản đó. Nếu không may gặp đúng kẻ lừa đảo thì người mua sẽ mất trắng số tiền đặt cọc và cũng không nhận được nhà.
Đây thực chất là loại giao dịch ảo nhằm trốn thuế khi mua tài sản có giá trị lớn. Nhiều người tiếc bỏ ra phần phí chuyển nhượng nên đã chọn cách lập hợp đồng uỷ quyền thay thế hợp đồng mua bán nhà đất. Nếu tìm hiểu không kỹ dễ gặp các rủi ro như:
Tức là loại hợp đồng đầu tư chung với người khác trong buôn bán nhà đất. Nói dễ hiểu hơn thì đây là một hình thức huy động vốn. Loại hợp đồng này cũng dễ gặp rủi ro cao vì dễ bị chiếm dụng vốn.
Lý do là vì trên cơ sở pháp lý, việc liên kết và ký hợp đồng góp vốn chưa được hoàn chỉnh. Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên lúc này không được chặt chẽ, Khi có tranh chấp rất khó để giải quyết. Nếu các điều khoản trong hợp đồng không được chặt chẽ, tỉ mỉ khách hàng hoàn toàn gặp bất lợi khi có tranh chấp.
Trên đây là những chia sẻ về hợp đồng mua bán nhà đất và những điều cần chú ý khi giao dịch. Hy vọng rằng bạn sẽ tránh được những rủi ro đã nêu ở trên.