Bảng tuần hoàn hóa học là bài học nhập môn mà bất cứ ai học Hóa đều phải thuộc. Thật khó khăn nếu bạn không phải là dân chuyên Hóa. Cùng chúng tôi tìm hiểu mẹo học thuộc nhớ lâu bảng tuần hoàn hóa học nhé!
Để học thuộc và nhớ chi tiết bảng tuần hoàn hóa học không phải dễ dàng đối với các bạn học sinh. Tìm ra cách học nhanh nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Trong quá trình tìm cách sắp xếp chu kì các nguyên tố hóa học, nhà hóa học Mendeleev người Nga đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào năm 1986. Theo thời gian, bố cục của bảng tuần hoàn đã được thay đổi, mở rộng dần khi thêm những nguyên tố mới được phát hiện. Tuy nhiên về cấu trúc và hình thức, nó vẫn giống với bản gốc của Mendeleev.
Giá trị cốt lõi của nó là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Theo chiều dọc và theo chiều ngang các thuộc tính của các nguyên tố đều thay đổi theo quy luật. Bạn có thể sử dụng bảng tuần hoàn hóa học trong các lĩnh vực vật lý, sinh học mà không cứ gì chỉ có hóa học.
Để học thuộc được bảng tuần hoàn hóa học, bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:
Số nguyên tử hay số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Nó chính là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Trong một nguyên tử không tích điện, số nguyên tử cũng bằng số electron.
Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định Suy ra nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.
Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Vì thế độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại, độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng nhỏ thì tính kim loại càng mạnh
Cấu hình Electron: Cấu hình electron, cấu hình điện tử, nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng
Số oxi hóa là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử.Nhờ số oxi háa này chúng ta có thể nhận biết được số electron được trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng
Nguyên tố hóa học,hay được gọi đơn giản là nguyên tố, là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân
Ký hiệu hóa học
Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latinh và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.
Mỗi nguyên tố hóa học đều có bản chất và thành phần khác nhau. Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô sẽ thể hiện thông tin của nguyên tố đó cùng các thuộc tính, thành phần. Để học thuộc và nhớ lâu, bạn cần đọc hiểu tất cả các dữ liệu trong ô hóa học đó bao gồm: tên, ký hiệu hóa học, số nguyên tử…
Hãy học bảng nguyên tố theo từng dãy 10 ô 1, khi đã thành thạo 10 ô đầu tiên bạn học tiếp tục các ô khác nhau. Cứ tiếp tục như vậy bạn sẽ học hết các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.
Để thuận tiện cho việc học, bạn hãy chuẩn bị một bảng tuần hoàn hóa học rõ nét và mang theo người. Đến bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể lôi bảng ra học mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên mở ra đọc để nhớ được chúng. Thay vì học một lúc cả bảng tuần hoàn, bạn hãy chia nhỏ bảng ra để học, từng chút một bạn sẽ nhớ được chúng rất lâu.
Học bằng cách ghi nhớ là gán các nguyên tố trong bảng với một cụm từ hoặc một cụm câu dễ nhớ, dễ học để thuộc nhanh chóng. Ví dụ với dãy kim loại: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.
Có rất nhiều cách để nhớ được bảng tuần hoàn hóa học nhưng không có gì bằng việc bạn chăm chỉ làm bài tập. Thường xuyên thực hiện phương pháp cân bằng hóa học cũng là cách giúp bạn nhớ lâu.