Hợp đồng đặt cọc là thủ tục cần thiết khi bạn muốn mua bán hàng hoá, đất đai hay tài sản….. Vậy hợp đồng đặt cọc thế nào là chuẩn đủ điều kiện pháp lý? Khi đặt cọc mua hàng cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Sau đây mà mẫu hợp đồng đặt cọc chuẩn theo quy định pháp luật bạn có thể tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
(Số: ……………./HĐĐC)
Hôm nay, ngày ……………. tháng ……………. năm ……………, Tại……………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
BÊN ĐẶT CỌC (BÊN A):
Ông (Bà): ………………………………………………………………………………. Năm sinh:………….…………..…….
CMND số: ……………………………….…… Ngày cấp …………….……….. Nơi cấp ………………..………………….
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………………………
Điện thoại: ……………………..
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (BÊN B):
Ông (Bà): …………………………………………………….…………………….……… Năm sinh:…….…..………………….
CMND số: ………………………………….… Ngày cấp …………………..……….. Nơi cấp ………………..……….………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện đặt cọc theo các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC
Hãy mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc có thể là tiền hoặc đồ vật nào khác có giá trị. Đối với trường hợp đặt cọc tài sản là bất động sản thì cần tuân theo quy định của pháp luật về đặt cọc.
Lưu ý nếu đặt cọc bằng tiền mặt thì phải là Việt Nam Đồng không được dùng ngoại tệ.
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC
Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày ….. tháng …… năm ………
ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC
Tại mục này nên nêu rõ đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
4.2. Bên A có các quyền sau đây:
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
5.2. Bên B có các quyền sau đây:
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
7.3. Các cam đoan khác…
ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.
8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….
Hợp đồng được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
BÊN A BÊN B
(Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc, cần ghi rõ chi tiết các thoả thuận dễ xảy ra tranh chấp như:
Nên ghi rõ điều kiện rõ ràng về số lượng, cách thức đóng gói, chất lượng sản phẩm… do các bên thỏa thuận trước khi xác lập hợp đồng đặt cọc.
Đa phần hàng hóa đều cần thoả mãn các yếu tố như: Tên hàng hoá, mã hàng, xuất xứ sản phẩm, người chịu trách nhiệm về hàng hoá, hạn sử dụng, thông số kỹ thuật, thành phần định lượng, hệ số an toàn….
Đây là khâu quan trọng trong quá trình mua bán. Do đó, trong hợp đồng đặt cọc cũng nên nêu rõ việc này để hạn chế tranh chấp phát sinh. Bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hoá.
Nếu hợp đồng có thêm quy định về vận chuyển thì việc kiểm tra hàng sẽ được tiến hành tại địa điểm đã giao kèo. Kiểm tra xong bên mua cần thông báo xác nhận lại tình trạng hàng hoá khi đó, nếu có gì chưa đúng cần báo với bên bán ngay.
Ngoài ra, thực tế có một số hàng hoá như đồ điện tử không thể hiện lỗi được ngay từ đầu thì sau đó phát sinh lỗi bên bán cũng phải chịu trách nhiệm.
Trường hợp bên mua không kiểm tra hàng theo thoả thuận thì bên bán có quyền giao hàng và bên mua phải nhận hàng theo hợp đồng đã thoả thuận.
Đúng hẹn là điều rất cần thiết khi mua hàng. Để tránh bị nhỡ việc cần cam kết với bên bán hàng về thời gian bàn giao hàng. Do đó, hợp đồng đặt cọc mua hàng cũng nên chi tiết thời gian nhận hàng. Tốt nhất là ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hàng.
Trên đây là hợp đồng đặt cọc chuẩn và những lưu ý khi đặt cọc mua hàng bạn cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn soạn thảo được hợp đồng đặt cọc đầy đủ và phù hợp nhất.